Nhân dân Hoằng Tân xưa nay cần cù trong lao động, hăng hái thi đua sản xuất, có tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đồng thời có một truyền thống quý báu đó là: "Truyền thống văn hóa và hiếu học" đã được bao đời xây dựng vun đắp.
Lịch sử dân tộc đã ghi lại. Dân tộc ta hàng nghìn năm bị đô hộ dưới các triều đại phong kiến phương Bắc, việc học hành chủ yếu là dùng chữ Nho (tức Hán tự) là loại chữ viết lúc bấy giờ còn giữ vị trí thống trị xã hội. Đến thế kỷ XVIII chữ Hán Nôm được dùng rộng rãi, tuy không còn được vị trí độc tôn nên việc học chữ trong làng, trong xã cũng còn hạn chế. Tuy vậy vẫn được nhân dân tự mở trường và đi học, có nhiều người tham gia để ôn kinh, luyện sử, ứng thí, đua tài với hàng tuấn kiệt, có người đỗ đạt như Cụ: Lê Duy Hàn (Tự Trịnh Viễn) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Tân Sửu (1481) đời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức 12. Ông Lê Tuấn Kiệt - Nghĩa tướng Đại Thần Quang ( thời Lê Thái Tổ 1434). Về sau Nho giáo thịnh hành chuyên sâu học vấn nên đã đào tạo có những người thành đạt như các ông:
- Bạ Nghi, Đoàn Cát (làng Bột Trung)
- Ông Lọc, ông Ngữ, ông Vợn, ông Dị (Trung Hòa)
- Ông Cằm, ông Ngầy, ông Ngãi (Đồng Lòng)
- Ông Bờn (Cẩm Trung)
- Ông Thếnh, ông Thiệu (Cẩm Vinh)
Công khai kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
294197